Văn bằng Sở hữu trí tuệ: “Quy trình phân tích vi nhựa trong trầm tích” của nhóm tác giả Đỗ Văn Mạnh, Lê Xuân Thanh Thảo thuộc Viện KHCN Năng lượng và Môi trường.
Ngày nay, vi nhựa có mặt khắp nơi và đã được được tìm thấy từ các vùng cực đến vùng xích đạo, từ thềm lục địa, ven biển đến đại dương và chúng có mặt trong cột nước, trầm tích biển và trong các loài động vật biển. Vấn đề đáng lo ngại là các hạt vi nhựa này có thể hoạt động như một nguồn gây ô nhiễm hóa học, chứa chất hóa dẻo, chất tạo màu, chất chống oxy hóa, v.v., và các phụ gia được kết hợp vào nhựa trong quá trình sản xuất, hoặc chúng có thể là chất trung gian cho các chất ô nhiễm hóa học như POPs, kim loại nặng, v.v., hấp thụ trên bề mặt và vận chuyển đi ra xa so với nguồn phát sinh và gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sinh vật và có thể mang theo cả rủi ro sinh thái.
Trầm tích biển bao gồm các bãi biển, ven biển và biển sâu được xem là điểm đến cuối cùng và là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm vi nhựa. Cùng với sự phân rã các mảnh nhựa lớn để tạo thành vi nhựa tại các bãi biển, các chất phụ gia được thêm vào trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa có thể được giải phóng dưới tác động của các yếu tố như bức xạ mặt trời, yếu tố sinh học hoặc cơ học.
Mục đích của giải pháp hữu ích là đưa ra được quy trình phân tích vi nhựa trong mẫu trầm tích và thu được các kết quả về số lượng, kích thước, hình dạng, màu sắc và loại polyme. Cụ thể đối tượng áp dụng quy trình là mẫu cát bãi biển hoặc mẫu trầm tích biển sâu với giới hạn kích thước vi nhựa phát hiện là 0,7 – 5.000 µm.
Quy trình phân tích vi nhựa trong mẫu trầm tích đã áp dụng các kỹ thuật loại bỏ chất hữu cơ, tách tỷ trọng và lọc chân không nhằm phát hiện ra được các vi nhựa có trong mẫu trầm tích với các đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc và loại polyme. Quy trình đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt phù hợp với điều kiện nghiên cứu của các phòng thí nghiệm tại Việt Nam.
Hình. Hình ảnh của các vi nhựa phân tích được trong mẫu trầm tích
- Công bố, trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường
- Viện Công nghệ môi trường tiếp đón Tiến sĩ Chia-Chi Chang đến từ Hiệp hội Phát triển Năng lượng sinh học Đài Loan
- Bản tin Khoa học Công nghệ số 118 – Tháng 10/2024, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, VAST
- Nghiên cứu về vi nhựa của nhóm tác giả Viện KHCN Năng lượng và Môi trường được lựa chọn là công trình công bố xuất sắc của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam năm 2023
- Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường tiếp đón và làm việc cùng đoàn giáo sư và giảng viên từ các trường Đại học tại Đài Loan và đoàn tham tán khoa học đến từ Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội (Trung Quốc)
- Giới thiệu Viện Khoa học Công nghệ Năng lượng và Môi trường