áng 17/11/2020, tại Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung, Viện công nghệ môi trường thuộc Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiệm thu mô hình thuộc đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng khí sinh học tiên tiến phát điện và sử dụng bùn thải sau khi lên men yếm khí để sản xuất phân bón hữu cơ phát triển nông nghiệp sạch tại Đắk Lắk”.
Đây là đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên trong liên kết và hội nhập quốc tế. Công nghệ ứng dụng trong đề tài là công nghệ phân hủy yếm khí và thu hồi khí sinh học trên đối tượng bùn phát sinh từ hoạt động sản xuất và xử lý nước thải đã và đang được các nước tiên tiến trên thế giới quan tâm nhằm tạo ra năng lượng và các sản phẩm có giá trị từ quá trình sản xuất và xử lý nước thải công nghiệp, như: phát điện, phân bón hữu cơ, đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường nhờ việc giảm đáng kể lượng bùn thải phát sinh và chi phí xử lý. Đề tài này do PGS.TS Đỗ Văn Mạnh, Phó Viện Trưởng Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KHoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.
Đoàn kiểm tra sơ đồ hệ thống công nghệ của đề tài tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung
Hệ thống công nghệ làm sạch khí sinh học và phát điện qui mô công nghiệp tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung
Đề tài đã được triển khai tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung từ tháng 7/2018 cho tới nay. Toàn bộ lượng bùn thải khoảng 15 tấn bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW, đủ điện để vận hành hệ thống và dùng vào một số mục đích khác như thắp sáng. Lượng bùn thải sau khi lên men yếm khí sẽ được tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học.
Qua đánh giá của các cơ quan quản lý chức năng về phân bón hữu cơ đều đạt và vượt các tiêu chuẩn theo quy định, đặc biệt tại các mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón đều cho kết quả khả quan giúp tăng độ tơi xốp, giữ ẩm cho đất, nâng cao độ phì nhiêu và nâng hiệu quả sử dụng phân hữu cơ; phù hợp để trồng các loại rau an toàn, cây công nghiệp ngắn ngày…. Các sản phẩm rau tại mô hình đều cho năng suất và chất lượng tốt, hạn chế được sâu bệnh, giảm công chăm sóc, năng suất và chất lượng tăng vượt trội so với phân bón hóa học thông thường.
Kiểm tra cảm quan chất lượng phân bón hữu cơ tại khu vực ủ
Đoàn kiểm tra ứng dụng phân bón hữu cơ được tạo ra từ nghiên cứu của đề tài cho cây trồng trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
Tại buổi nghiệm thu mô hình, hội đồng khoa học đã đánh giá cao những kết quả mà đề tài đã đạt được cũng như tiềm năng ứng dụng của công nghệ này trên các đối tượng bùn thải từ các hoạt động sản xuất khác nhau. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi có vùng nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản lớn của Viện Nam.
Đại diện Ban chủ nhiệm chương trình Tây Nguyên và các thành viên hội đồng trong buổi nghiệm thu
Đại diện nhóm thực hiện đề tài báo cáo trước hội đồng trong buổi nghiệm thu
Đề tài đã thực hiện bước chuyển giao quan trọng cho đơn vị tiếp nhận đưa mô hình và phát huy được hiệu quả trong thực tế sản xuất và đào tạo được cán bộ vận hành hệ thống.
Trao chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ cho phía Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung
Lễ ký bàn giao dây chuyền công nghệ cho Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung
- Công bố, trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường
- Thông báo về việc tuyển chọn tham gia Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ (Đề án 2395) năm 2025
- Công khai dự toán dự toán ngân sách năm 2024
- Thông báo kế hoạch tiếp nhận vào viên chức năm 2024 của Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường
- Phân bón hữu cơ vi sinh thúc đẩy sinh trưởng thực vật MF1
- Ký kết thỏa thuận hợp tác về khoa học công nghệ giữa Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường (ISTEE) và Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (NEWTATCO)