Văn bằng Sở hữu trí tuệ: “Quy trình phân tích vi nhựa trong nước” của nhóm tác giả Đỗ Văn Mạnh, Lê Xuân Thanh Thảo thuộc Viện KHCN Năng lượng và Môi trường.
Ngày nay, ô nhiễm vi nhựa đang là một vấn đề môi trường thực sự đáng báo động. Dưới tác động của các quá trình vật lý, hóa học, sinh học, các mảnh nhựa bị phân hủy đến kích thước hiển vi ( < 5 mm) tạo nên vi nhựa (microplastic) với các kiểu hình dạng: dạng sợi, dạng mảnh, dạng hạt, v.v., rất nhỏ bé, khó có thể quan sát bằng mắt thường. Chất ô nhiễm vi nhựa có mặt trong mọi loại môi trường trên toàn thế giới, từ nước đến trầm tích, từ thành thị đến vùng sâu vùng xa (và từ lục địa đến đại dương. Tác động vi mô cũng đã được xác định rõ trong nhiều môi trường bao gồm không khí, đất, đại dương và nước. Trong số đó, vi nhựa trong môi trường nước đã gây lo ngại lớn trong cộng đồng khoa học do mối đe dọa tiềm tàng đáng kể đối với hệ sinh thái dưới nước và sức khỏe con người.
Mục đích của giải pháp hữu ích là đưa ra quy trình phân tích vi nhựa trong mẫu nước. Phạm vi áp dụng để phân tích sự hiện diện của vi nhựa có kích thước trong khoảng 0,7 – 5.000 mm trong mẫu nước bằng thiết bị kính hiển vi soi nổi và máy quang phổ hồng ngoại. Kết quả phân tích thu được là đặc điểm của vi nhựa bao gồm:
– Tính chất vật lý: số lượng, kích thước, hình dạng, màu sắc.
– Tính chất hóa học: loại polyme.
– Hàm lượng vi nhựa: dựa trên khối lượng cân, số lượng đếm và sử dụng công thức tính toán.
Quy trình phân tích vi nhựa trong nước đã áp dụng các kỹ thuật loại bỏ chất hữu cơ, tách tỷ trọng và lọc chân không nhằm phát hiện ra được các vi nhựa có trong mẫu nước với các đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc và loại polyme. Quy trình đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt phù hợp với điều kiện nghiên cứu của các phòng thí nghiệm tại Việt Nam.
- Công bố, trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường
- Thông báo đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria giai đoạn 2026-2027
- Thông báo thứ 2 Hội thảo hướng Môi trường và Năng lượng
- Viện Tài nguyên và Môi trường biển đối với công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiệm thu xuất sắc cấp nhà nước Đề tài ”Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch không gian biển vịnh Bắc Bộ” – Mã số KC.09.16/16-20
- Viện Công nghệ môi trường tiếp đón Tiến sĩ Chia-Chi Chang đến từ Hiệp hội Phát triển Năng lượng sinh học Đài Loan