Đánh giá tính bền vững của các hệ sinh thái ven biển: Phân tích DPSIR cho các bãi biển ở vùng bờ Đông Bắc Việt Nam

29/09/ 2021 3 lượt xem

Vùng biển ven bờ Đông Bắc Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao và hệ sinh thái phong phú như rạn san hô, cỏ biển, bãi biển và rừng ngập mặn. Nó cũng bao gồm các di sản như Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (UNESCO 1994) và Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (MAB / UNESCO 2004) cùng với tam giác phát triển kinh tế (Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh) do Chính phủ Việt Nam thiết lập. Là một trong những hệ sinh thái ven biển, hệ sinh thái bãi triều cát được chú ý nhiều hơn trong những thập kỷ gần đây nhờ vai trò thiết yếu của chúng đối với phúc lợi con người và bảo vệ môi trường. Một số nghiên cứu tập trung vào quản lý bền vững bãi cát dựa trên bảo vệ môi trường và sinh thái và nâng cao chất lượng bãi biển cho mục đích giải trí. Khung DPSIR (Động lực – sức ép – hiện trạng – tác động – ứng xử) mô tả sự tương tác logic giữa các hệ thống và tìm ra nguyên nhân và hậu quả của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội đối với môi trường và tài nguyên. Trong nghiên cứu này, DPSIR được áp dụng vào các bãi cát ven bờ Đông Bắc Việt Nam nhằm phát hiện các vấn đề môi trường chính trên các bãi cát bao gồm suy giảm cảnh quan thiên nhiên xung quanh bãi biển và suy thoái môi trường. Đồng thời cũng chỉ ra rằng phát triển du lịch gắn với đô thị hóa và cải tạo vùng bờ là động lực chính làm suy thoái môi trường các bãi cát. Do đó, chính quyền địa phương của Hải Phòng và Quảng Ninh cần tính đến một số phản ứng đối với các chính sách về phối hợp liên tỉnh và các biện pháp quản lý với phạm vi rộng hơn, thông qua tích hợp các yếu tố kinh tế – xã hội và vật chất, khả năng tiếp cận và vùng lân cận để quản lý lành mạnh hệ sinh thái ven biển và bãi cát nói riêng. Một chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển Đông Bắc Việt Nam cần được xây dựng và thực hiện phù hợp với luật pháp Việt Nam cũng như đáp ứng các yêu cầu cấp bách của các địa phương.

Chi tiết bài báo xem tại đây: https://link.springer.com/article/10.1007/s10668-021-01648-x

Các tác giả:

Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Hà – Viện Tài nguyên và Môi trường biển, VAST

Đỗ Gia Khánh – Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng

Nguyễn Văn Thành – Bộ Công An

Luc Hens – Vlaamse Instelling Voor Technologish Onoderzoek (VITO), MOl, Belgium

Bài báo đăng trên tạp chí: Environment, Development and Sustainability ngày 20/7/202

Nguồn tin: Nguyễn Đắc Vệ, Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Bài viết cùng chủ đề:

    Phòng hỗ trợ nhân sự