Hải Phòng là thành phố ven biển, tập trung nhiều hoạt động kinh tế sôi động. Tuy nhiên môi trường ven biển tại Hải Phòng đang phải tiếp nhận các chất thải độc, đặc biệt là kim loại nặng như thủy ngân.
Độc tính của thủy ngân rất cao do mức độ tích lũy và tính khuếch đại sinh học trong chuỗi thức ăn. Mặc dù có nồng độ thấp trong môi trường nhưng theo thời gian và tăng cấp của chuỗi thức ăn khi vào cơ thể người với mức độ tích tụ lớn có thể gây ra các tác động đến sức khỏe con người. Một trong những chứng bệnh mà người Nhật ở Vịnh Minata có biểu hiện rất rõ khi cơ thể người nhiễm thủy ngân là: Bệnh nhẹ thì tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng; Bệnh nặng có biểu hiện thường xuyên co giật và bị liệt; Phụ nữ nhiễm metyl thủy ngân có nguy cơ sinh con bị bại não, điếc, mù và chậm phát triển trí não.
Đánh giá mức độ tích tụ thủy ngân trong một số loại sinh vật được dùng làm thực phẩm hàng ngày như tôm, cá và ngao rất có ý nghĩa để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Sau khi phân tích nồng độ thủy ngân trong mô sinh vật đối với các loài ngao (20 mẫu), tôm (10 mẫu) trong hai mùa và cá (5 mẫu trong mùa khô và 6 mẫu trong mùa mưa)[10,11,12], số liệu nồng độ Hg trung bình trong mô sinh vật phân bố là ngao (0,38 μg/g ướt), cá (0,52 μg/g ướt), tôm (0,46 μg/g ướt). Điều này phản ánh mức độ tích tụ Hg khác nhau giữa các loài do đặc tính sinh sống giữa các loài khác nhau: Ngao là động vật đáy, ăn lọc; Cá là loài động vật bậc cao hơn tôm trong chuỗi thức ăn. So sánh mức độ tích tụ giữa hai mùa cho thấy có sự khác nhau về phân bố nồng độ thủy ngân trong mô sinh vật giữa hai mùa, mùa khô cao hơn mùa mưa.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu tính được mức sử dụng hợp lý các thực phẩm (cá, tôm, và ngao) theo số bữa ăn /tháng với khẩu phần ăn nhất định để đảm bảo sức khỏe. Đối với từng đối tượng sử dụng thực phẩm khác nhau mà hệ số ADI cũng khác nhau (Hệ số ADI là lượng của một loại hóa chất được đưa vào cơ thể hàng ngày mà không gây ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người, đơn vị tính: mg/kg thể trọng).


- Công bố, trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường
- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng các hạt nano sắt, đồng, coban để tăng hiệu quả sản xuất đậu tương ở Hà Nội
- Các sản phẩm nano bạc
- Quy trình phân tích vi nhựa trong trầm tích
- TỔ CHỨC THÀNH CÔNG GIẢI BÓNG BÀN VAST SUPER CUP 2024
- Tổng Bí thư: Khoa học công nghệ là ‘chìa khóa vàng’ để thịnh vượng