Viện Tài nguyên và Môi trường biển với công tác điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ biển đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng

06/02/ 2023 2 lượt xem
Hoạt động của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hướng đến nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng, phục vụ sản xuất.

​​Hải Phòng thành phố ven biển, nằm ở trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4 nghìn km2, gấp 2,6 lần diện tích đất đai của thành phố, chiếm 5,4% diện tích vịnh Bắc Bộ. Dọc chiều dài 125km đường bờ biển Hải Phòng có 6 cửa sông chính đổ ra biển, 3 huyện tiếp giáp với biển và 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vỹ. Với vị trí địa lý như vậy, việc phát triển khoa học công nghệ biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp thành phố phát huy ưu thế vị trí chiến lược, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đồng thời tạo những bước phát triển toàn diện, bứt phá, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Điều này được khẳng định rõ qua mục  tiêu Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 8/7/2019 của Thành ủy:“Xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành trọng điểm phát triển khoa học-công nghệ biển cả nước”.

Quán triệt chủ trương trên, với chức năng nghiên cứu, điều tra bản, ứng dụng triển khai công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh  vực  tài  nguyên  và  môi trường biển, trong suốt 60 năm hình thành và phát triển, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã và đang có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển khoa học công nghệ biển nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng nói chung.Với uy tín và vị thế khoa học của Viện đã được khẳng định, trong nhiều năm qua, Viện đã được Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố, các Sở, ban ngành có liên quan giao thực hiện nhiều đề tài, dự án, chương trình về khoa học biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của thành phố. Có thể đánh giá toàn diện những đóng góp về các hoạt động chuyên môn của Viện đối với Hải Phòng trên cả hai phương diện: nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng, phục vụ sản xuất.

Với chức năng quan nghiên cứu khoa học bản, Viện đã nhiều nghiên cứu cung cấp những dữ liệu quan trọng cho Ban Biên  giới  làm cơ sở đàm phán hoạch định lãnh hải, đặc biệt trường hợp đảo Bạch Long Vỹ, cửa sông Ka Long liên quan chủ quyền Vịnh Bắc Bộ và chủ quyền quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội nhiều địa phương ven biển. Nhiều công trình có giá trị thực tiễn cao như: Giải pháp chống xói lở bờ biển (Cát Hải, Hải Hậu và Hoà Duân); Xác định nguyên nhân sa bồi luồng vào cảng Hải Phòng; Giải pháp  chống sa bồi cảng cá (Ngọc Hải); Cơ sở  khoa  học  cho  quy  hoạch phát  triển  kinh  tế  biển  đến 2010 (Hải Phòng); Quy hoạch sử dụng vùng đất bồi ven biển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo (Bạch Long Vỹ). Bên cạnh đó, Viện cũng xây dựng cơ sở khoa học cho hệ thống 15 khu bảo tồn biển Việt Nam trình Chính phủ; trực tiếp lập luận chứng xây dựng 2 vườn quốc gia biển đầu tiên của Việt Nam là Cát Bà và Côn Đảo; xây dựng cơ sở khoa học cho việc UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ hai về Địa chất học và công  nhận  khu  Dự  trữ  Sinh quyển Quần đảo Cát Bà; tư vấn lập kế hoạch hành động về đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030; xây dựng đề án thành lập khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ; Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ – Hải Phòng.

Trong những năm gần đây, song song với các nghiên cứu khoa học bản, Viện đã đang đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phục vụ sản xuất. Nhiều sản phẩm kết quả đề tài nghiên cứu của Viện đã được Hải Phòng đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất của người dân, mang lại giá trị, lợi ích vật chất trực tiếp cho người dân doanh nghiệp của Hải Phòng. thể khái quát những kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học nổi bật của Viện với Hải Phòng qua một số mốc thời gian cụ thể sau:

Giai  đoạn  1959-1965: Đây là giai đoạn Viện đã thực hiện 02 cuộc điều tra lớn là “Điều tra điều kiện môi trường nền và nguồn lợi sinh vật Vịnh Bắc Bộ” năm 1959 và “Điều tra  nguồn lợi sinh vật vùng triều (từ độ sâu 40m vào bờ) và đảo Bạch Long Vỹ”. Kết quả khảo sát bước đầu cung cấp những hiểu biết về những đặc trưng cơ bản của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vịnh Bắc Bộ: phát hiện trên 200 loài thực vật phù du, 190 loài động vật phù du, hơn 1500 loài động vật đáy; 961 loài cá, xác định các bãi cá tập trung chủ yếu, nghiên cứu tập tính di cư, tốc độ sinh trưởng, mùa đẻ, mùa khai thác, nghiên cứu sinh học của 9 loài cá chủ yếu và nghiên cứu sinh hóa của 18 loài cá kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Quan trọng nhất, chương trình đã đào tạo đồng bộ một đội ngũ các nhà khoa học biển đầu tiên của miền Bắc, sau này đã trở thành lực lượng cán bộ chủ chốt tại các Bộ, ngành khác.

Giai đoạn 1965-1975: Thực hiện điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Quảng Ninh – Hải Phòng về các yếu tố vật lý, thủy văn, hóa học, địa chất và sinh vật ở 41 trạm cố định trên diện tích 5.810km2. Kết quả điều tra đã xác định được 456 loài động vật đáy, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế thuộc các họ tôm he, cua bơi, trai ngọc, mực, nhưng số lượng cá thể từng loài không lớn và đã có bằng chứng cho thấy, sinh vật ở vùng ven bờ này lớn hơn ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.

Giai đoạn 1976-1980: Đã tổ chức điều tra trầm tích vùng biển ven bờ Hải Phòng. Kết quả đã góp phần làm sáng tỏ phạm vi ảnh hưởng của dòng bồi tích sông Hồng sự tồn tại đường bờ cổ ở độ sâu 30m. Nghiên cứu sinh thái tự nhiên và thực nghiệm một số loài hản sản ở ven biển Hải Phòng như: rong mơ, vẹm xanh, hà sun, tôm rảo thường, tảo Skeletonema costatum, tu hài…

Giai đoạn 1981-1985: Trong giai đoạn này, Phân Viện đã tiến hành nhiều đề tài bản định hướng phục vụ quy hoạch, quản lý, sử dụng hợp tài nguyên bảo vệ môi trường; điều tra, nghiên cứu một số vùng  sinh  thái  nước lợ của Hải Phòng nhằm tìm ra nguyên nhân biến đổi tính chất sinh thái đầm nước lợ, đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo cân bằng sinh thái và giữ năng suất nuôi ổn định.

Giai đoạn  1986-1990: Tiếp tục nghiên cứu các đề tài cơ bản định hướng ứng dụng nhằm sử dụng hợp lý dải ven bờ, nổi bật là các nhiệm vụ sau: Xác định thành phần và chủng loại nguồn giống tôm vùng ven bờ Hải Phòng, xây dựng cơ sở tư liệu đánh giá nguồn giống tôm di cư vào đầm; Nghiên cứu ô nhiễm môi trường cảng Hải Phòng do dầu thải, xác định được mức độ ô nhiễm dầu cảng Hải Phòng và quan hệ của mức ô nhiễm với phân bố của các nhóm sinh vật. Đã thử nghiệm ảnh hưởng của dầu đối với sinh vật bám và sinh vật phù du trong vùng. Nghiên cứu sự biến đổi động lực vùng Cửa Cấm – Nam Triệu liên quan đến sa bồi luồng vào cảng Hải Phòng. Đã phát hiện các hiện tượng đổi trục động lực luồng, các hiệu ứng cơ bản do đắp đập Đình Vũ và đề xuất giải pháp được Bộ Giao thông và Thành phố Hải Phòng chấp thuận.

Giai đoạn 1991-2000: Trong giai đoạn này, hướng nghiên cứu tập trung vào các hệ sinh thái, nguồn lợi đề xuất các quan quản của Hải Phòng sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên như: Nghiên cứu sự nhiễm xạ trong đất, nước, sinh vậtở vùng cảng Hải Phòng, luận chứng kinh tếkỹ thuật bảo vệ tuyến đê biển đường 14 (Hải Phòng – Đồ Sơn), điều tra vùng biển ven bờ đảo Bạch Long Vỹ; Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng vùng đông nam Cát Bà thành khu bảo tồn. Trong đó, nổi bật nhất là các đề tài sau: Kiểm kê đất ngập nước triều ven bờ châu thổ sông Hồng; Nghiên cứu các quá trình động lực và đặc điểm phát triển của môi trường địa chất vùng ven biển; Điều tra khảo sát đất ướt ngập triều vùng ven bờ và các đảo Đông Bắc Việt Nam; Điều tra nguồn gen trên rạn san hô; Đề xuất xây dựng các khu bảo tổn biển, trong đó có Cát Bà, Bạch Long Vỹ; Nghiên cứu khả năng khai thác các hệ sinh thái biển phục vụ du lịch ở vùng Cát Bà; Nghiên cứu, xác định nguyên nhân suy thoái hệ sinh thái cỏ biến, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp giảm thiểu; Xây dựng cơ sở khoa học và luận chứng trình và được UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 10/7/2003…

Giai đoạn 2001-2005: Tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ đã thực hiện 24 đề tài dự án với các Bộ, ngành, địa phương. Trong đó nhiều nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: Đánh giá tiềm năng, sử dụng và quản lý đất ngập nước ven biển Hải Phòng; Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cảng xăng dầu và container tại Đình Vũ; Phân vùng quy hoạch sử dụng bền vững quỹ đất bồi ven biển Hải Phòng; Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Bạch Long Vỹ tới năm 2010 và 2020; Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững huyện đảo Bạch Long Vỹ; Nghiên cứu các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đầm nuôi thuỷ sản ven bờ Hải Phòng, đề xuất giải pháp khắc phục; Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng – thuỷ văn biển phục vụ phát triển kinh tế biển Hải Phòng; Quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn biển Hải Phòng đến năm 2020; Nghiên cứu đánh giá nguồn giống tôm và cá vùng triều và cửa sông Bạch Đằng phục vụ phát triển nghề nuôi thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi; Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước bằng hệ thống lọc sinh học hoàn lưu phục vụ sản xuất giống tôm biển trên vùng cửa sông nước lợ  thành  phố  Hải Phòng.

Giai đoạn 2006-2010: Thực hiện 33 đề tài dự án nghiên cứu khoa học với các Bộ, ngành, địa phương. Một số hoạt động nghiêncứukhoahọcnổibậtliên quan đến Hải Phòng như: Xây dựng đề án thành lập khu bảo tồn biển Bạch LongVỹ; Đánh giá sức tải môi trường đảo Cát đề xuất biện pháp phát triển bền vững; Xây dựng các chỉ thị chỉ số phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên biển vùng bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh; Thử nghiệm đánh giá sức tải môi trường sông Bạch Đằng và sử dụng trong phát triển bền vững…

Giai đoạn 2011 đến nay, Viện tiếp tục khẳng định vị trí quan khoa học hàng đầu nhiều đóng góp giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu  cơ  bản và triển khai ứng dụng về tài nguyên và môi trường biển đối với Hải Phòng, qua các chương trình, đề tài, nhiệm vụ Viện thực hiện: Đánh giá tác động môi trường bổ sung phục vụ cho xây dựng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng; Đánh giá tổng hợp hiện trạng vùng bờ thành phố Hải Phòng; Hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới về đa dạng sinh học; Xây dựng kế hoạch hành động về đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Nghiên cứu sản xuất giống ngán (Eamesiella corrugata Deshayes, 1843) từ nguồn bố mẹ tự nhiên phù hợp với điều kiện Hải Phòng; Nghiên cứu xây dựng luận cứ phục vụ lập quy hoạch các bãi đổ bùn cát do nạo vét trên địa bàn Hải Phòng; Điều tra, đánh giá vàgiải pháp tổng thể bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Nghiên cứu môi trường và đa dạng sinh học trong các hang ngầm hồ nước mặn khu vực Cát Bà nhằm bảo tồn và phát triển du lịch; Nghiên cứu mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hệ thống lọc tuần hoàn phù hợp với điều kiện vùng biển Hải Phòng; Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá rô phi thâm canh trong môi trường  nước lợ bằng công nghệ Biofl tại Hải Phòng; Nghiên cứu đánh giá vàgiải pháp tổng thể bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Nghiên cứu môi trường và đa dạng sinh học trong các hang ngầm hồ nước mặn khu vực Cát Bà nhằm bảo tồn và phát triển du lịch; Nghiên cứu mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hệ thống lọc tuần hoàn phù hợp với điều kiện vùng biển Hải Phòng; Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá rô phi thâm canh trong môi trường  nước lợ bằng công nghệ Biofl tại Hải Phòng; Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường khu vực khu công nghiệp Đình Vũ đối với khả năng tiếp nhận các dự án hóa chất, hóa dầu. Trong các năm 2021-2022, Viện đã nghiệm thu một số đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố đạt loại xuất sắc có tính ứng dụng cao cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường của thành phố, như: Nghiên cứu biến động các hệ sinh thái bãi bồi cửa sông ven biển Hải Phòng; Đánh giá tải lượng và vận chuyển chất gây ô nhiễm từ thượng nguồn đến các sông lớn tại Hải Phòng.

Trên đây những thành tựu đáng tự hào Viện Tài nguyên Môi trường biển đã đóng góp cho thành phố về khoa học, công nghệ biển trong hơn 60 năm hoạt động phát triển. Những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ biển của Viện ngoài việc xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển của Hải Phòng, còn góp phần thúc đẩy phát triển  kinh  tế xã hội  của  thành  phố  thông qua các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện được ứng dụng vào thực tế sản xuất. Để đạt được điều đó, ngoài sự cố gắng nỗ lực, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Viện; sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ của nhiều cơ quan, ban, ngành có liên quan, còn có sự quan tâm và tin tưởng của các cấp Lãnh đạo thành phố qua nhiều thời kỳ. Với kỳ vọng sẽ đưa Viện Tài nguyên và Môi trường biển sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực khoa học biển, Viện mongmuốntiếptụcnhậnđược nhiều hơn nữa các đề tài, dự án khoa học các cấp, các ngành của thành phố, góp phần hiện thực hóa mục tiêu“Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển…”đúng như Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị đã đề ra./.

Nuôi thâm canh cá Rô phi thâm canh trong môi trường nước lợ bằng Công nghệ Biofl c tại cơ sở Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

\

Nguồn tin: PGS.TS. Nguyễn Văn Quân – Bản tin KHCN thành phố Hải Phòng số 12/2022 – ISSN 2354.1415

Bản tin đính kèm: Xem tại đây

Bài viết cùng chủ đề:

    Phòng hỗ trợ nhân sự