Viện Tài nguyên và Môi trường biển đối với công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế

31/08/ 2022 2 lượt xem

Phát triển kinh tế biển xanh, bền vững là hướng đi chiến lược đã được xác định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW và được cụ thể hóa trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020-2025. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự phục hồi nhanh sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh những áp lực ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và các chính sách thương mại mới hậu COP26; khoa học công nghệ (KHCN) được xác định là một công cụ chiến lược giúp giải quyết các thách thức trong bối cảnh mới, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển. Nhân dịp này, Bản tin KHCN phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Văn Quân, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển về những đóng góp của Viện đối với công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

PGS.TS. Nguyễn Văn Quân, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển

PV: Xin chào PGS.TS. Nguyễn Văn Quân, xin ông cho biết các hoạt động điều tra, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Viện Tài nguyên và Môi trường biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?

PGS.TS. Nguyễn Văn Quân: Viện Tài nguyên và Môi trường biển có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển cho tới nay được 63 năm nhưng đã có tới gần 40 năm liên tục triển khai các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tập thể các nhà khoa học của Viện dành rất nhiều tình cảm với Huế bởi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt chứa đựng trong nó một phần quan trọng lịch sử của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước. Mảnh đất này hội tụ những nét đẹp đặc trưng mang đậm nét cố đô từ yếu tố thiên nhiên cho đến kiến trúc. Đặc biệt, hệ đầm phá Tam Giang.

Cầu Hai được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất Đông Nam Á có tầm quan trọng ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Cho tới nay, Viện là đơn vị đi tiên phong trong nghiên cứu về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với những kết quả chính như sau:

  • Có được cơ sở dữ liệu khá đầy đủ và toàn diện về môi trường, đa dạng sinh học, nguồn lợi, liên kết sinh cảnh;
  • Bản chất hệ sinh thái, diễn biến biến động tài nguyên đầm phá;
  • Lượng hóa được giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái đầm phá;
  • Đề xuất các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong đầm phá;
  • Lập quy hoạch chi tiết khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai.

Do những đóng góp thiết thực và hiệu quả đối với nghiên cứu hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và biên soạn địa chí Thừa Thiên Huế, Viện đã vinh dự nhận 2 giải thưởng Cố đô Huế về Khoa học trong các năm 2006 (giải A) và 2011 (giải B). Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm từ năm 2007-2016, Viện Tài nguyên và Môi trường biển tiếp tục có những nghiên cứu theo hướng bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụm công trình gồm 7 công trình nghiên cứu tiêu biểu của Viện đã đạt giải thưởng Cố đô về KH&CN lần thứ III, năm 2017.

Ba Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng cho tập thể các nhà khoa học Viện TNMTB
Bản đồ Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai (Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2019)

PV: Xin ông cho biết một số công trình khoa học tiêu biểu đã được triển khai và ứng dụng trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?

PGS.TS. Nguyễn Văn Quân: Số lượng các công trình khoa học mà Viện đã triển khai cho tới nay là trên 20 đề tài, nhiệm vụ khoa học được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau: các đề tài, dự án cấp nhà nước, các đề tài do tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc các bộ ban ngành đặt hàng và nguồn kinh phí rất đáng kể do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp. Tuy nhiên, các đề tài đã được triển khai và áp dụng có hiệu quả trong thực tế có thể kể tới 7 đề tài, nhiệm vụ sau đây:

  1. Công trình “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tiềm năng đầm Lập An, Thừa Thiên Huế”.
  2. Công trình “Đánh giá sức tải môi trường vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững”.
  3. Công trình “Xây dựng bộ chỉ thị thương tổn môi trường vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  4. Công trình “Đánh giá chất lượng môi trường, lịch sử và xu thế một số thủy vực quan trọng làm cơ sở quản lý các đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam và một số hồ có liên quan” .
  5. Công trình “Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên cho một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững”.
  6. Công trình “Khoanh vùng các bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô tại một số khu bảo tồn biển Việt Nam”
  7. Công trình “Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu vực miền Trung”.

Những năm gần đây Viện tiếp tục hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện các nghiên cứu góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế:

  1. Năm 2017 – 2018 Viện tiến hành nhiệm vụ Đánh giá tiềm năng nguồn lợi và bảo tồn hệ sinh thái gò, đồi ngầm vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế.
  2. Năm 2018 – 2020 Viện phối hợp cùng với Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020.
  3. Năm 2021 – 2022 Viện tiến hành nhiệm vụ Nghiên cứu đánh giá biến động nguồn lợi, đặc điểm sinh học sinh sản cá bống phục vụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Các kết quả ban đầu của đề tài đã góp phần bảo tồn, phát triển

Nguồn tin: Bản tin Khoa học Công nghệ số 92 – Tháng 8/2022, Viện Hàn lâm KHCNVN

Bài viết cùng chủ đề:

    Phòng hỗ trợ nhân sự